Máy chạy bộ giá rẻ

Trang review các sản phẩm máy chạy bộ giá rẻ

Ung thư vú giai đoạn cuối
Sức khỏe

Ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao lâu và nên ăn gì?

Ung thư vú giai đoạn cuối là khi khối u đã di căn sang một số bộ phận khác trên cơ thể. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ có hướng điều trị thích hợp là rất quan trọng. Vậy bệnh nhân ung thư vú thời kỳ cuối sẽ sống được bao lâu?

Ung thư vú là căn bệnh lý phổ biến nhất ở phụ nữ trong nhiều năm qua. Theo nhiều số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh hằng năm trên thế giới đứng hàng đầu. Đa số bệnh nhân khi được phát hiện bệnh đều nằm ở giai đoạn cuối. Vậy bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối sẽ sống được bao lâu và nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư vú là bệnh lý xuất hiện do sự phát triển của một số tế bào lạ tại vùng ngực. Thông thường căn bệnh ung thư vú này chỉ xảy ra ở nữ giới. Nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt phát hiện bệnh ung thư vú ở nam giới. Đây chính là căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc phải cao hàng đầu trên thế giới mỗi năm.

Ung thư vú giai đoạn cuối
Bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4 có thể sống được 5-10 năm

Trong giai đoạn cuối, khối u ở vú đã di căn sang một số cơ quan và khu vực lân cận khác. Bệnh nhân ung thư vú thời kỳ cuối còn sống được bao lâu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào vị trí di căn của khối u. Thông thường khối u sẽ di căn sang các hạch bạch huyết của vùng nách. Sau đó, nó có thể di căn sang một số bộ phận như phổi, xương hoặc thậm chí là não.

Khi đã mắc phải bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, thời gian điều trị cho bệnh nhân là rất kém. Quá trình điều trị cũng diễn ra vô cùng phức tạp và để lại nhiều di chứng trong thời gian sau. Tuy nhiên nếu được chữa trị tốt, người bệnh vẫn có thể sống thêm được khoảng 5-10 năm.

Bị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối nên ăn gì?

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và điều trị bệnh ung thư. Vì vậy, bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối nên ăn những loại thực phẩm sau đây:

2.1. Những loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa

Một số chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, selen có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào do quá trình hóa trị và xạ trị. Sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và E có thể giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi.

Mặc dù phần lớn các chất chống oxy hóa rất có ích trong việc điều trị bệnh ung thư vú. Nhưng nếu bạn sử dụng một lượng lớn chất chống oxy hóa có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở các bộ phận khác.

Bạn có thể bổ sung các chất chống oxy hóa bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả như cam, táo, cà rốt hay ớt đỏ. Những chất này cũng có ở dạng thực phẩm chức năng, được bày bán ngoài nhà thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến khích bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Thay vì bạn phải sử dụng những loại thực phẩm chức năng bên ngoài. Nếu bạn không thể ăn, thì mới nên dùng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh. Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng bạn nên trao đổi với bác sĩ và không sử dụng quá chỉ định.

2.2. Trà xanh

Nếu hỏi người ung thư vú giai đoạn cuối nên ăn gì, nhiều người khuyên bạn dùng trà xanh. Trà xanh có công dụng tuyệt vời là chống lại bệnh ung thư hiệu quả. Ung thư vú xuất hiện khi các tế bào vú phát triển một cách bất thường, gây ra những khối u. Các chất trong trà xanh có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển bất thường của các mạch máu trong những khối u này. Trà xanh có thể được dùng để làm thức uống, các món bánh hoặc dạng thực phẩm chức năng.

Ung thư vú giai đoạn cuối
Trà xanh có tác dụng chống lại bệnh ung thư vú hiệu quả

2.3. Nấm

Chiết xuất từ nấm đã được sử dụng rộng rãi trong y học qua nhiều năm nay. Một số chất có trong nấm có thể ngăn ngừa sự phát triển một số tế bào ung thư, bao gồm cả loại ung thư vú. Một số chất khác, được gọi là lentinan, có thể ngăn chặn các enzyme gây ra bệnh ung thư. Beta-glucan có tác dụng giúp cơ thể chống lại một số khối u. Vì thế, bổ sung nấm vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả.

2.4. Tỏi

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn tỏi nhiều sẽ ít bị ung thư hơn. Tỏi có thể giúp chữa trị và ngăn ngừa bệnh ung thư vú giai đoạn cuối. Ngoài ra, một số chất có trong tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh ung thư vú.

2.5. Gừng

Trong quá trình điều trị bệnh ung thư vú có thể gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc mệt mỏi. Những tác dụng phụ không mong muốn này có thể dẫn đến giảm cân cực độ và suy dinh dưỡng. Cơ thể người bệnh dần yếu đi, khiến cho việc ngăn chặn căn bệnh ung thư trở nên khó khăn hơn. Nếu không muốn sử dụng thuốc chống buồn nôn, bạn có thể dùng gừng để thay thế.

Người bị bệnh ung thư vú thời kỳ cuối nên kiêng ăn gì?

Người bị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối nên kiêng một số loại thực phẩm sau đây:

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, một số thực phẩm chứa nhiều chất béo gây hại. Thịt đỏ và thịt bò đều có chứa nhiều chất béo gây hại cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi bệnh nhân ăn nhiều thịt bò sẽ làm cho tế bào ung thư nhanh phát triển.
  • Kẹo hoặc một số loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm tăng lượng glucose trong máu cao. Cơ thể của người bệnh sẽ giải phóng nhiều insulin, estrogen và làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư vú trong tương lai.

    Ung thư vú giai đoạn cuối
    Người mắc bệnh ung thư vú không nên ăn kẹo hoặc những loại thực phẩm chứa nhiều đường
  • Một số loại thực phẩm được chế biến sẵn bởi vì các chất bảo quản sẽ hợp thành gây ra bệnh ung thư. Sử dụng nhiều loại thực phẩm được chế biến sẵn sẽ có hại cho người bệnh sau quá trình điều trị.
  • Các chất kích thích, rượu bia
  • Các loại thức ăn làm suy yếu hệ miễn dịch như baba, tôm, cua,…

Bài viết trên cũng đã cho bạn biết bệnh ung thư vú giai đoạn cuối sẽ sống được bao lâu. Bên cạnh đó, là những loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng để ngăn bệnh phát triển. Để việc điều trị phát huy hiệu quả bạn cần giữ cho tinh thần lạc quan và thoải mái nhất. Nếu như thể trạng và điều kiện chữa trị đều có thể đáp ứng thì khả năng khỏi bệnh là rất cao. Nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh từ 5-10 năm, thậm chí là 20 năm.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *