Nấm là loại thực phẩm thường dùng trong chế biến và có thể phối hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vậy bạn đã biết nấm có tác dụng gì chưa?
Nấm chứa ít calo, ít chất béo và ít muối. Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng cơ bản, nấm còn chứa những chất xơ có lợi như beta-glucan, chitin cùng những hợp chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa nổi bật nhất trong nấm có thể kể đến là selenium có khả năng bảo vệ các mô và tế bào không bị tổn hại, hỗ trợ hệ miễn dịch. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ chi tiết nấm có tác dụng gì.
Tìm hiểu nấm có tác dụng gì?
Xem nhanh
Tốt cho xương
Nấm có tác dụng gì? Công dụng đầu tiên của nấm là tốt cho xương. Nấm chứa vitamin D và canxi. canxi đảm nhiệm vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành và củng cố xương bền chắc. Còn vitamin D là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi, đặc biệt là đối với những người ăn chay. Vì vậy, khi thường xuyên ăn nấm sẽ giúp cơ thể bổ sung canxi, giảm nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương, đau xương khớp.
Tốt cho hệ tim mạch
Bởi vì nấm không chứa chất béo và cholesterol, ít natri nên vô cùng tốt cho hệ tim mạch. Thêm vào đó, những loại nấm có chứa kali sẽ hoạt động như một thuốc giãn mạch và làm giảm huyết áp để phòng ngừa một vài bệnh nguy như đau tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, Kali làm tăng chức năng nhận thức, duy trì kiến thức và cải thiện trí nhớ.
Phòng ngừa ung thư
Một vài giống nấm đã được chứng minh sở hữu tác dụng bảo vệ, chống lại ung thư bằng việc bảo vệ những tế bào, ức chế sự hình thành và tiến triển của khối u, chống lại sự phá hủy DNA.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong nấm có chứa vitamin vitamin A, phức hợp vitamin B tốt, vitamin c để làm tăng cường hệ thống miễn dịch. Đồng thời, nấm có chứa kháng sinh tự nhiên như beta-glucan và polysacarit giúp kích thích, điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng việc chữa lành vết loét và vết thương. Chất chống oxy hóa mạnh mẽ Ergothioneine trong nấm có thể loại bỏ các gốc tự do hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy nấm có tác dụng trong việc điều trị kháng insulin khi sử dụng đơn lẻ hay kết hợp với những thành phần khác như niacin crom và mướp đắng. Nấm được cho là có chứa enzyme tự nhiên và insulin, giúp phân hủy tinh bột hoặc đường trong thực phẩm. Bên cạnh đó, nấm cũng chứa một vài hợp chất giúp tuyến tụy, gan cùng một số tuyến nội tiết khác hoạt động đúng chức năng, thúc đẩy sự hình thành của insulin nhằm điều tiết một vài hoạt động chức năng của cơ thể.
Người mắc bệnh tiểu đường thường bị nhiễm trùng kéo dài ở chân tay. Những kháng sinh tự nhiên trong nấm sẽ làm giảm đi sự đau đớn cùng các mối nguy hại có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Nấm tốt cho người bệnh tiểu đường
Tăng tuổi thọ, chống lão hóa
Lợi ích tiếp theo được liệt kê trong danh sách nấm có tác dụng gì chính là khả năng tăng tuổi thọ và chống lão hóa. 2 chất chống oxy hóa là glutathione và ergothioneine trong nấm có mức nồng độ cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các áp lực về mặt thể chất gây nên các biểu hiện của lão hóa như nếp nhăn trên da. Song song đó, 2 chất chống oxy hóa này còn bảo vệ não bộ khi về già, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson. Thường xuyên ăn nấm còn làm giảm được tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ.
Kiểm soát cân nặng
Như đã đề cập, nấm ít muối và calo, giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và hầu như không có chất béo nên có thể làm no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và giảm tích tụ mỡ thừa,
Kích thích sự hình thành hồng cầu
Nấm chứa nhiều các khoáng chất như sắt và đồng. Các chất này vô cùng cần thiết cho sự hình thành tế bào máu mới.
Ăn nấm tốt cho sức khỏe
Vậy là với bài viết sau bạn đã hiểu rõ nấm có tác dụng gì rồi phải không nào. Khi dùng nấm bạn nên chọn loại rõ nguồn gốc, còn tươi để tránh nấm bẩn gây ngộ độc. Đồng thời, người có cơ địa dị ứng nấm nên cân nhắc khi ăn vì có thể gây buồn nôn, tiêu chảy. Truy cập website thương hiệu Elipsport để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!