Độ tuổi mắc bệnh ung thư vú ở chị em phụ nữ là bao nhiêu? Để chúng ta có những biện pháp ngăn ngừa trước khi nó kéo đến. Hiện nay số lượng mắc ung thư vú ngày càng tăng. Chính vì thế đừng bỏ qua bài viết bên dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn.
Ung thư vú hiện nay là một căn bệnh được rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm vì số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng và không có dấu hiệu giảm. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú cũng tăng vì thường không phát hiện và điều trị sớm. Vậy thì để có thể nắm được những thông tin về độ tuổi mắc bệnh ung thư vú là bao nhiêu? Và ung thư vú thường gặp ở độ tuổi nào? hãy cùng chúng tôi tham khảo một số thông tin dưới đây nhé!

Xem nhanh
Độ tuổi mắc bệnh ung thư vú là bao nhiêu?
Ung thư vú bị ở độ tuổi nào? Chị em phụ nữ ai cũng có thể mắc ung thư vú. Nhiều người thắc mắc rằng phụ nữ thì sẽ thường mắc ung thư vú ở độ tuổi bao nhiêu?.
Theo thống kê tại Mỹ từ năm 1975 – 2009, phụ nữ mắc căn bệnh này chủ yếu trên 40 tuổi. Còn tại Việt Nam, đến hơn 80% ca bệnh ung thư vú là trên 45 tuổi. Thật vậy, phụ nữ độ tuổi trên 40 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người trẻ, nguyên nhân do hệ miễn dịch cơ thể yếu hơn, khả năng phòng ngừa và chống lại tế bào ung thư cũng suy giảm.
Tuy nhiên, các phụ nữ trẻ không nên chủ quan, bởi thời gian gần đây, số lượng phụ nữ trẻ mắc bệnh ung thư vú ngày càng gia tăng. Có trường hợp tuổi chỉ còn 20 – 30 tuổi. Ngoài ra, mất khoảng 3-5 năm để phát triển từ các tế bào bất thường hoặc tổn thương tiền ung thư thành ung thư tiến triển. Chủ động tầm soát và phòng ngừa ung thư vú ngay từ khi còn trẻ là tốt nhất.
Một số nguyên nhân khác ngoài tuổi tác dẫn đến ung thư vú

Bên cạnh tuổi tác, ung thư vú cũng dễ xảy ra nếu gia đình bạn đã có người mắc trước đó:
Tiền sử gia đình bạn mắc ung thư vú
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số đột biến gen liên quan đến ung thư vú. Những người có đột biến này có nhiều khả năng phát triển ung thư vú, và nó có tính di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư vú, nhất là khi trẻ còn nhỏ thì nguy cơ mang gen này rất cao, và bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này.
Tiền sử bệnh lý
Nếu bạn bị ung thư vú, đã được chẩn đoán có u nang vú, hoặc đã phát hiện ra một chấn thương vú có nguy cơ cao, bạn sẽ cần làm thêm các xét nghiệm định kỳ. Nếu nghi ngờ bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ, những bất thường này hoàn toàn có thể phát triển thành ung thư.
Đã từng đi xạ trị
Bức xạ giúp tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng vì mức năng lượng cao chiếu xạ nhiều lần vào cơ thể con người, nó cũng có thể gây ra những thay đổi tế bào và phát triển ung thư. Do đó, những bệnh nhân được xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng ngực sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
Tiền sử gia đình về hội chứng di truyền
Ung thư vú trước 50 tuổi, ung thư vú hai bên, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt di căn, ung thư buồng trứng, …
Việc tầm soát và chẩn đoán ung thư vú đối với phụ nữ trẻ gặp rất nhiều khó khăn do tâm lý chủ quan, khám sức khỏe không thường xuyên và cấu trúc mô vú dày đặc. Phương pháp điều trị ung thư vú đối với phụ nữ trẻ cũng phức tạp hơn, vì để mang thai sau này cần lựa chọn phương pháp điều trị ít ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư vú

Một số nguyên nhân sẽ khiến bạn là nạn nhân mắc bệnh ung thư vú ở độ tuổi còn trẻ cao hơn:
Lười vận động
Tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến, lười vận động sẽ khiến sức khỏe của bạn bị giảm sút, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ bệnh tật. Chị em thường xuyên làm công việc văn phòng, vận động nhẹ nhàng nhưng nên sắp xếp 30 phút-1 tiếng đi bộ, tập thể dục,…
Uống nội tiết tố
Nhiều phụ nữ bổ sung các thực phẩm chức năng để bổ sung nội tiết từ khi còn nhỏ hoặc sử dụng các loại thuốc điều trị thay thế hormone để giúp mãn kinh đến trễ hơn. Hormone kiểm soát sinh sản bổ sung hormone để can thiệp vào chu kỳ rụng trứng, và việc thụ thai cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Thừa cân, béo phì
Phụ nữ lớn tuổi thừa cân, béo phì hoặc tích tụ mỡ bất thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, họ thường có thói quen sinh hoạt, tập thể dục và dinh dưỡng không lành mạnh. Giảm cân và giữ ở mức bình thường, đặc biệt là sau khi mãn kinh, để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Thức khuya
Thức khuya, thiếu ngủ rất nguy hiểm đến sức khỏe, nó sẽ làm giảm hoạt động của gan, thận, hệ tiêu hóa khiến việc đào thải các chất độc hại trở nên kém hơn. Ngoài ra, thức khuya còn có thể khiến quá trình điều tiết hormone trong cơ thể bị rối loạn. Chị em nên tập thói quen đi ngủ sớm để giảm nguy cơ ung thư vú và làm chậm quá trình lão hóa.
Lạm dụng chất gây nghiện
Khi phụ nữ sử dụng nhiều rượu bia và các chất kích thích thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cũng tăng cao. Không những vậy, thói quen này còn đe dọa rất lớn đến sức khỏe hiện tại và tương lai.
Bài viết về độ tuổi mắc bệnh ung thư vú trên đây, những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn hy vọng sẽ giúp các chị em phụ nữ của chúng ta quan tâm và để ý đến cơ thể của mình nhiều hơn nhé!