Ăn vải có béo không là điều băn khoăn của những người yêu thích loại quả này, đặc biệt là người đang trong giai đoạn ăn kiêng giảm cân. Cùng tìm kiếm đáp án qua các thông tin bên dưới nhé!
Quả vải có hương vị ngọt thanh, thơm mát cũng như sự đa dạng trong cách chế biến nên rất được yêu thích. Thêm vào đó, quả vải dồi dào vitamin và khoáng chất nên mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy ăn vải có béo không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như những điều lưu ý khi ăn vải.
Tìm hiểu ăn vải có béo không
Xem nhanh
Thành phần dinh dưỡng trong quả vải
Vitamin C: Đây là loại vitamin mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp mà cần phải được cung cấp bởi các thực phẩm nạp vào hằng ngày. Vitamin C trong quả vải có tác dụng loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm gây nên viêm nhiễm và tăng cường khả năng sức đề kháng những nhân tố gây ra bệnh truyền nhiễm. Do đó, quả vải có tác dụng rất tốt cho ai đang bị cảm lạnh, sốt hoặc bị viêm họng. Đồng thời, quả vải cũng hỗ trợ tiêu hóa giúp cơ thể nhận được các dưỡng chất tối đa, tốt cho làn da, những mô cơ và xương.
Vitamin B: Vải là loại quả cung cấp những hợp chất Vitamin B như riboflavin, thiamine, folate và niacin. Các loại Vitamin này giúp cơ thể trao đổi chất béo, protein và carbonhydrate. Trong quả vải cũng chứa hàm lượng Beta carotene cao mang đến tác dụng cải thiện chức năng gan và những cơ quan khác trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
Oligonol: Đây là một loại polyphenol trọng lượng phân tử thấp với đặc tính chống oxy hóa và chống virus cúm, đồng thời cải thiện lưu thông máu, bảo vệ làn da khỏi tia UVA có hại và giảm cân. Thêm vào đó, Oligonol trong quả vải còn có khả năng làm giảm mỡ máu sâu, giảm mệt mỏi, giảm tàn nhang và nếp nhăn trên khuôn mặt, tăng cường lưu máu ở cạnh sườn cũng như sức chịu đựng.
Trong vải có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể
Công dụng của quả vải
Phòng ngừa bệnh tim: Quả vải giúp bình ổn nhịp tim và huyết áp, vì vậy nó có tác dụng chống lại bệnh tim mạch cùng đột quỵ. Chất chống oxy hóa trong quả vải sẽ cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa những bệnh liên quan đến tim mạch và làm chậm lại sự phát triển của bệnh thoái hóa võng mạc.
Hỗ trợ tiêu hóa: Quả vải có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe, làm sạch dạ dày, chữa chứng ợ nóng và cảm giác nóng dạ dày, tạo cảm giác ăn ngon miệng. Chất xơ hòa tan trong quả vải sẽ kiểm soát những vấn đề gặp phải ở đường ruột, giúp làm sạch ruột kết và dạ dày khỏi những hợp chất độc.
Xương chắc khỏe: Vải còn là nguồn cung cấp dồi dào magie và photpho để hỗ trợ cho xương chắc khỏe. Những chất khoáng dẫn truyền như mangan và đồng có tác dụng cải thiện tình trạng giòn xương. Thêm vào đó, đồng và kẽm tăng cường hiệu quả của vitamin D, để làm tăng sự hấp thụ canxi mang đến tác dụng việc duy trì sức khỏe của xương.
Ăn vải có béo không?
Lượng đường trong quả vải khá cao nên đây không phải là loại quả lý tưởng cho người bị béo phì hoặc đang trong quá trình giảm cân. Trung bình, lượng quả vải đưa vào cơ thể quá nhiều tương ứng với 70% lượng đường mà cơ thể cần thiết trong ngày. Do đó, ăn vải có béo không thì đáp án chính là có. Đối với người cân nặng bình thường hoặc người gầy thì ăn vải không sao vì họ vận động nhiều, cơ thể cũng không dư đường nhiều nên không lo vấn đề tăng cân. Nhưng với người đang trong quá trình giảm cân thì lượng đường trong cơ thể cơ bản đã dư, đồng thời người thừa cân, béo phì thường ít vận động nên nếu ăn thêm vải thì sẽ khiến tăng cân.
Một vài lưu ý khi ăn quả vải
- Thai phụ đang trong thời kỳ mang thai bị thừa cân, đã từng gặp phải triệu chứng bệnh tiểu đường thì tuyệt đối không được ăn vải.
- Người bị nhiệt miệng, máu nóng, không nên ăn nhiều vải vì sẽ gây ra nóng dẫn đến chóng mặt, đau đầu, tay chân bủn rủn, mụn đỏ, tiêu chảy.
- Bệnh nhân tiểu đường nếu ăn nhiều vải sẽ làm tăng lượng đường huyết khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Người chuẩn bị phẫu thuật thì trong vòng tối thiểu 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật không được ăn vải.
- Trẻ em hệ tiêu hóa còn non yếu nên chỉ được ăn với lượng vải vừa phải, khoảng 5 đến 7 quả vải/lần.
Ăn vải với lượng vừa đủ để tránh phản tác dụng
Đáp án cho ăn vải có béo không đã được giải đáp qua bài viết. Bạn hãy nắm rõ những điều cần lưu ý khi ăn vải để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe nhé! Tham khảo thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe tại website thương hiệu Elipsport.